Viết về ASIA 54: Trầm Tử Thiêng-Trúc Hồ, mối thâm tình tri kỷ.
Vào ngày Thứ Bảy 7 tháng Tư năm nay, trung tâm ca nhạc Asia sẽ thực hiện một chương trình đại nhạc hội trực tiếp thu hình cho DVD Asia số 54 với chủ đề “Trầm Tử Thiêng-Trúc Hồ: Bước Chân Việt Nam” tại đại hý viện lớn nhất miền đông nam Hoa Kỳ là Atlanta Civic Center ở tiểu bang Georgia. Đây là một chủ đề đã được nhiều khán thính giả khắp nơi mong đợi từ lâu, nhứt là kể từ khi nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng lìa đời vào năm 2000. Những người yêu nhạc vẫn mong muốn được nhìn lại cuộc đời và tác phẩm của một tên tuổi lớn trong nền âm nhạc Việt Nam. Với sự nghiệp sáng tác của hơn 250 ca khúc trong gần 50 năm viết nhạc và phục vụ cho đồng bào, cho quê hương Việt Nam, cho cộng đồng người Việt hải ngoại, cố nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng xứng đáng được vinh danh và tưởng niệm trong một chương trình của Asia.
Nhưng nếu chỉ thực hiện một chương trình hoàn toàn dành riêng cho cố nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng mà thôi thì vẫn còn thiếu sót. Vì gần mười năm cuối cuộc đời của người nhạc sĩ tài danh này, đã có một sự liên hệ gắn bó rất mật thiết với một nhạc sĩ trẻ khác là Trúc Hồ. Tình bạn của hai nhạc sĩ ở hai thế hệ khác nhau đã trở nên bền chặt thành một thứ tình tri kỷ, cùng chung chí hướng. Họ đã mở rộng phạm vi sáng tác, trình diễn ca nhạc thành những hoạt động xã hội, giúp đỡ cộng đồng người Việt khắp nơi. Thành ra Trung Tâm Asia đã có sáng kiến rất độc đáo là thực hiện chương trình Asia 54 với những sáng tác tiêu biểu của hai nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng-Trúc Hồ.
Còn nhớ trong những chương trình ca nhạc của Trung Tâm Asia, khán giả hay để ý đến tiết mục mở màn và kết thúc của chương trình. Đó là những tiết mục được dàn dựng rất công phu theo từng chủ đề. Đặc biệt là những nhạc phẩm dùng để “closing” cho chương trình video Asia do hai nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng và Trúc Hồ hợp soạn đã được chú ý và ưa thích rất nhiều. Có lẽ những hoạt cảnh sống động với sự góp mặt của toàn thể nghệ sĩ trong chương trình là những màn được xem đi xem lại nhiều nhất khi khán giả ở nhà thưởng thức DVD của Trung Tâm Asia. Những bài hát này đã tạo nên một nét cá biệt trong việc hợp soạn của Trầm Tử Thiêng-Trúc Hồ, mà cho đến bây giờ khó có thể tìm thấy ở những sản phẩm DVD của các trung tâm khác.
Các ca khúc hợp soạn tiêu biểu của TTT & TH:
Khi được hỏi về sự hợp tác với Trúc Hồ trong việc sáng tác, nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng đã trả lời nhà báo Trường Kỳ qua điện thoại vào ngày 18-08-1997 và được đăng lại ở Tuyển Tập Nghệ Sĩ số 3 do Trường Kỳ xuất bản ở Canada, năm 1997 như sau:
“Trước hết phải nhắc đến bài “Cơn Mưa Hạ”, bài nhạc chủ đề của cuốn phim cùng tựa, tôi đã viết lời từ giai điệu của Trúc Hồ. Rồi sự kiện các trại tỵ nạn phải đóng cửa từ năm 1989 và đồng bào bị cưỡng bách hồi hương. Vào năm 1991, Trúc Hồ đưa cho tôi một giai điệu cùng những lời tâm sự và muốn tôi viết lời chung cho một nhạc phẩm về các trẻ em mồ côi tỵ nạn. Vì lớn lên ở đây nên Trúc Hồ tự nhận là mình diễn tả không hết ý của mình qua lời ca. Tôi đồng ý viết lời thành nhạc phẩm “Bên Em Đang Có Ta”. Nhạc phẩm này đến năm 1993 mới được phổ biến mạnh …
Qua đến năm 1995 là thời điểm đánh dấu 20 năm tỵ nạn, Trúc Hồ đưa cho tôi một giai điệu để viết về đề tài này và gợi ý cho tôi là muốn cám ơn thế giới đã cưu mang những người tỵ nạn, từ đó tôi đã viết lời cho nhạc phẩm “Bước Chân Việt Nam” … Sau đó tôi viết bài “Một Ngày Việt Nam” nói về thân phận lưu vong và về đất nước Việt Nam triền miên đau thương và chia ly, cho đến bây giờ vẫn chưa thấy bóng thanh bình, ngày hạnh phúc rõ ràng mặc dù những người cầm quyền vẫn luôn luôn nói cách mạng, tỏ ra đủ điều, nhưng mà cái đau thương vẫn dồn lên đầu của những người dân…
Một bài nữa vẫn là nhạc Trúc Hồ và tôi viết lời là “Việt Nam Về Trong Nỗi Nhớ” …Qua đến năm 1996 có một biến chuyển lớn ở Phi Luật Tân là chính phủ và Hội Đồng Giám Mục Phi cho phép những người tỵ nạn được ở lại với sự thành lập một “làng Việt Nam”. Cảm hứng từ sự kiện này, tôi đã viết bài “Có Tin Vui Giữa Giờ Tuyệt Vọng” …
Ngoài việc soạn nhạc chung với nhau, hai người bạn vong niên tri kỷ này đã hợp tác thực hiện nhiều dự án giúp đở cho các trẻ em mồ côi ở trại tỵ nạn, quyên góp gây quỹ từ thiện, và nhiều lần cùng với các nghệ sĩ khác viếng thăm các trại tỵ nạn vùng Đông Nam Á, biểu tình tranh đấu cho dân chủ và nhân quyền ở Việt Nam…không sao kể xiết.
Nhưng nếu chỉ thực hiện một chương trình hoàn toàn dành riêng cho cố nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng mà thôi thì vẫn còn thiếu sót. Vì gần mười năm cuối cuộc đời của người nhạc sĩ tài danh này, đã có một sự liên hệ gắn bó rất mật thiết với một nhạc sĩ trẻ khác là Trúc Hồ. Tình bạn của hai nhạc sĩ ở hai thế hệ khác nhau đã trở nên bền chặt thành một thứ tình tri kỷ, cùng chung chí hướng. Họ đã mở rộng phạm vi sáng tác, trình diễn ca nhạc thành những hoạt động xã hội, giúp đỡ cộng đồng người Việt khắp nơi. Thành ra Trung Tâm Asia đã có sáng kiến rất độc đáo là thực hiện chương trình Asia 54 với những sáng tác tiêu biểu của hai nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng-Trúc Hồ.
Còn nhớ trong những chương trình ca nhạc của Trung Tâm Asia, khán giả hay để ý đến tiết mục mở màn và kết thúc của chương trình. Đó là những tiết mục được dàn dựng rất công phu theo từng chủ đề. Đặc biệt là những nhạc phẩm dùng để “closing” cho chương trình video Asia do hai nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng và Trúc Hồ hợp soạn đã được chú ý và ưa thích rất nhiều. Có lẽ những hoạt cảnh sống động với sự góp mặt của toàn thể nghệ sĩ trong chương trình là những màn được xem đi xem lại nhiều nhất khi khán giả ở nhà thưởng thức DVD của Trung Tâm Asia. Những bài hát này đã tạo nên một nét cá biệt trong việc hợp soạn của Trầm Tử Thiêng-Trúc Hồ, mà cho đến bây giờ khó có thể tìm thấy ở những sản phẩm DVD của các trung tâm khác.
Các ca khúc hợp soạn tiêu biểu của TTT & TH:
Khi được hỏi về sự hợp tác với Trúc Hồ trong việc sáng tác, nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng đã trả lời nhà báo Trường Kỳ qua điện thoại vào ngày 18-08-1997 và được đăng lại ở Tuyển Tập Nghệ Sĩ số 3 do Trường Kỳ xuất bản ở Canada, năm 1997 như sau:
“Trước hết phải nhắc đến bài “Cơn Mưa Hạ”, bài nhạc chủ đề của cuốn phim cùng tựa, tôi đã viết lời từ giai điệu của Trúc Hồ. Rồi sự kiện các trại tỵ nạn phải đóng cửa từ năm 1989 và đồng bào bị cưỡng bách hồi hương. Vào năm 1991, Trúc Hồ đưa cho tôi một giai điệu cùng những lời tâm sự và muốn tôi viết lời chung cho một nhạc phẩm về các trẻ em mồ côi tỵ nạn. Vì lớn lên ở đây nên Trúc Hồ tự nhận là mình diễn tả không hết ý của mình qua lời ca. Tôi đồng ý viết lời thành nhạc phẩm “Bên Em Đang Có Ta”. Nhạc phẩm này đến năm 1993 mới được phổ biến mạnh …
Qua đến năm 1995 là thời điểm đánh dấu 20 năm tỵ nạn, Trúc Hồ đưa cho tôi một giai điệu để viết về đề tài này và gợi ý cho tôi là muốn cám ơn thế giới đã cưu mang những người tỵ nạn, từ đó tôi đã viết lời cho nhạc phẩm “Bước Chân Việt Nam” … Sau đó tôi viết bài “Một Ngày Việt Nam” nói về thân phận lưu vong và về đất nước Việt Nam triền miên đau thương và chia ly, cho đến bây giờ vẫn chưa thấy bóng thanh bình, ngày hạnh phúc rõ ràng mặc dù những người cầm quyền vẫn luôn luôn nói cách mạng, tỏ ra đủ điều, nhưng mà cái đau thương vẫn dồn lên đầu của những người dân…
Một bài nữa vẫn là nhạc Trúc Hồ và tôi viết lời là “Việt Nam Về Trong Nỗi Nhớ” …Qua đến năm 1996 có một biến chuyển lớn ở Phi Luật Tân là chính phủ và Hội Đồng Giám Mục Phi cho phép những người tỵ nạn được ở lại với sự thành lập một “làng Việt Nam”. Cảm hứng từ sự kiện này, tôi đã viết bài “Có Tin Vui Giữa Giờ Tuyệt Vọng” …
Ngoài việc soạn nhạc chung với nhau, hai người bạn vong niên tri kỷ này đã hợp tác thực hiện nhiều dự án giúp đở cho các trẻ em mồ côi ở trại tỵ nạn, quyên góp gây quỹ từ thiện, và nhiều lần cùng với các nghệ sĩ khác viếng thăm các trại tỵ nạn vùng Đông Nam Á, biểu tình tranh đấu cho dân chủ và nhân quyền ở Việt Nam…không sao kể xiết.
Nổi bật hơn hết trong những bài hát hợp soạn của hai nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng- Trúc Hồ là “Bên Em Đang Có Ta” với những lời ca thật giản dị nhưng giai điệu thì vô cùng cảm động. Đặc biệt là lần đầu tiên và có lẽ cũng là lần duy nhất ở hải ngoại có sự kết hợp lại của 80 nghệ sĩ cùng hợp ca và thâu thanh bài hát này cho album nhạc cùng tên do Việt Production sản xuất (1994) với sự góp sức của các bạn trẻ trong nhóm Project Ngọc, để gây quỹ giúp cho các trẻ em mồ côi ở các trại tỵ nạn vùng Đông Nam Á. Có thể nói đây là một CD “độc nhất vô nhị” và mang thật nhiều ý nghĩa, cũng như đánh dấu sự đoàn kết của hơn 80 nghệ sĩ mà trong đó có nhiều người đã vĩnh viễn ra đi hoặc rẽ sang hướng khác. Các nghệ sĩ đó là: Châu Đình An, Kim Anh, Ngọc Anh, Nguyệt Ánh, Tuấn Anh, Trần Quốc Bảo, Trung Hành, Quang Bình, Mạnh Chu, Anh Dũng, Việt Dzũng, Minh Hà, Nhật Hạ, Thanh Hà, Trúc Hồ, Ngọc Huệ, Lê Tín Hương, Thúy Hương, Julie, Vũ Khanh, Duy Khánh, Thúy Kiều, Hương Lan, Ngọc Lan, Trang Thanh Lan, Giao Linh, Phương Loan, Nam Lộc, Phạm Long, Chung Tử Lưu, Khánh Ly, Lyn, Như Mai, Thanh Mai, Quang Mỹ, Giáng Ngọc, Tuấn Ngọc, Nguyễn Tất Nhiên, Minh Phúc, Trần Chí Phúc, Minh Phượng, Elvis Phương, Phương Hồng Quế, Hà Thúc Sinh, Quốc Sĩ, Anh Sơn, Trịnh Nam Sơn, Thảo Sương, Chí Tài, Thái Tài, Hoàng Tâm, Công Thành, Ngọc Đan Thanh, Như Thảo, Thái Thảo, Việt Thảo, Chí Thiện, Trầm Tử Thiêng, Hương Thơ, Lệ Thu, Thanh Thúy, Thanh Thủy, Vô Thường, Ngọc Trọng, Bảo Trung, Quốc Tuấn, Quốc Tuệ, Duy Tường, Sơn Tuyền, Thúy Vân, Mai Vy, Thúy Vy, Minh Xuân…Đã cùng hợp ca với nhau:
Bao nhiêu em bé thơ, như nụ hoa dưới mặt trời
Cười hồn nhiên tung tăng hát vang, mừng nắng tươi
Bao nhiêu em bé thơ, như nụ hoa dưới mặt trời
Rời lòng nôi trong đêm gió mưa, ra biển khơi …
Một ca khúc rất nổi tiếng khác được hợp soạn giữa Trầm Tử Thiêng và Trúc Hồ vào ngày 25 tháng 2 năm 1996 là “Một Ngày Việt Nam”. Bài hát này đã được rất nhiều chương trình văn nghệ khắp nơi hợp ca, trình diễn hoạt cảnh. Riêng ban Việt Ngữ của hệ thống đài phát thanh sắc tộc đặc biệt SBS phát thanh trên toàn nước Úc đã dùng bài hát này làm nhạc chủ đề hàng tuần cho chương trình “Người Việt Khắp Nơi” từ nhiều năm nay với sự cộng tác của Kiều Mỹ Duyên, Đỗ Thông Minh ... Nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng đã viết những lời hát thật cảm động như:
Những ước mơ của hai người nhạc sĩ vong niên này thật giản dị là mong cho người dân ở trong nước sớm hết cảnh lầm than cơ cực, nên đã sáng tác thêm ca khúc “Hẹn Nhau Năm 2000”. Nhưng vừa bước qua ngày thứ hai mươi lăm của thế kỷ 21, nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng đã âm thầm và lặng lẽ ra đi. Ông đã giã từ tất cả bè bạn, những người yêu nhạc của ông để về bên kia thế giới vĩnh hằng, nơi chốn rất bình an, không hận thù ganh ghét.
Nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng đã ra đi trong yên lặng, giản dị như chính đời sống thường ngày của ông. Biết bao nhiêu đề tài, cảm hứng vẫn còn ấp ủ trong tim khi ông cố gắng chống chọi với cơn bịnh ung thư vào những ngày cuối cùng. Trầm Tử Thiêng có cuộc sống rất khiêm tốn, bình dị và không thích những xa hoa phù phiếm bề ngoài; nhưng rất tận tụy hy sinh trong những công tác xã hội và luôn hiện diện trong những buổi họp mặt gây quỹ cho người tỵ nạn hay thương phế binh. Năm 1998, ông đã phát biểu trong buổi ra mắt video Asia 21 “Những Tình Khúc Thời Chinh Chiến” như sau:
“Tất cả chúng ta đều chịu ơn nhau … Biết cảm ơn và biết xin lỗi đúng lúc, Thế Giới này sẽ bình yên và tốt đẹp hơn…”.
Lời ca trong bản nhạc “Cám Ơn Anh” cũng đã nói lên tâm tính của ông:
“Cám ơn nôi và tiếng hát đầu đời
Cám ơn mưa và nắng gió quê tôi
Cám ơn cha đã cho con hạt bụi
Vo tròn trong bụng mẹ cút côi …”
Ngược dòng thời gian và không gian để hồi tưởng về những ngày tháng nơi quê nhà trong thời chinh chiến. Năm 1968, nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng bổng dưng trở nên nổi tiếng khắp nước đã qua bài hát “Chuyện Một Chiếc Cầu Đã Gãy”. Bài hát đã kể lại lịch sử chiếc cầu Trường Tiền bắc qua sông Hương ở Huế từ lúc thanh bình cho khi bị cộng sản giựt mìn phá sập vào dịp Tết Mậu Thân với những câu trách móc rất nhẹ nhàng nhưng vô cùng thắm thía:
“Tình người về giữa đêm xuân chưa dứt cuộc vui
Giặc đã qua đây gây cảnh nổi trôi
Cầu thân ái đêm nay gãy một nhịp rồi
Nón lá sầu khóc điệu Nam Ai tiếc thương lời vắn dài …
Vì sao không thương mến nhau, còn gây khổ đau làm lỡ nhịp cầu?..”
Một bài hát khác cũng tiêu biểu cho thời chiến tranh ở quê nhà là “Kinh Khổ”. Lời ca đã lạ mà giai điệu còn lạ lùng hơn. Những nhịp điệu trầm thống lạ lùng rất đau khổ như những lời cầu kinh xoáy vào tâm hồn người nghe như những lời tiên tri về thân phận Việt Nam. Đất nước gì mà con dân cứ lần lượt từng đoàn bỏ ra đi. Người đi thưa dần, người về đông hơn, mà không ai chịu ở lại. Sau cùng là còn lại những tha ma mộ địa.
"Mẹ ngồi nguyện cầu hằng bao đêm
Lời kinh vọng xa thật êm đềm
Mẹ cầu cho con , vượt qua ngày tròn
Mẹ cầu cho em, tuổi trời xanh còn nguyên đừng biến mất …"
Vào những ngày cuối cùng của cuộc đời, khi nằm trên giường bịnh, nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng vẫn quyết liệt từ chối hảo ý của bằng hữu ông khi họ định tổ chức một đêm nhạc hội gây quỹ yễm trợ về tài chánh cho ông. Lý do cũng rất dễ hiểu là ông không muốn nhận những đóng góp của khán giả dành cho riêng ông, mà ông mong là những đồng tiền đó nên dành để cứu trợ cho nhiều người khác, nhất là các trẻ em mồ côi, thương phế binh ở quê nhà còn bất hạnh hơn ông rất nhiều. Không vợ con, không thân nhân chung quanh; nhưng đám tang của ông là một trong những đám tang long trọng của một nhạc sĩ, vì đã được hơn một ngàn người tham dự và tiễn đưa ở nghĩa trang vào sáng ngày 1-2-2000.
Từ ngày 29-1-2000 tại nhà quàn Peek Family, chung quanh quan tài của Trầm Tử Thiêng lúc nào cũng chật kín người, không còn chổ đứng. Nét mặt nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng thật thanh thản như đang nằm ngủ, đeo kính trắng và trên túi áo có gài cây bút máy. Giới văn nghệ sĩ, ca nhạc sĩ, cựu quân nhân, các hội đoàn lần lượt đến nghiêng mình. Có một số người từ các tiểu bang khác về, khóc vật vã trước quan tài. Không biết trong số đó có ai từng là người yêu của ông không? Nhiều người bàng hoàng sửng sốt, vì rất ít người biết được chuyện tình cảm riêng tư của ông. Như trước kia ông có lần trả lời phỏng vấn là đã có nhiều cuộc tình đi qua đời ông và tạo cho ông nhiều cảm xúc để sáng tác nên những bản tình ca suốt 50 năm qua. Nghi lễ phủ quốc kỳ VNCH trên quan tài nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng đã được Liên Hội Cựu Chiến Sĩ Nam Cali cử hành long trọng. Ông đã là một chiến sĩ đóng góp rất nhiều vào kho tàng âm nhạc Việt Nam cho đến những ngày cuối cùng khi sức khoẻ đã suy sụp. Kể từ sau nghi lễ nhập quan, dòng người vẫn cuồn cuộn đổ về nhà quàn Peek Family.
(Linh cữu nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng do nhạc sĩ Trúc Hồ dẫn đầu đang được di chuyển từ từ ra lễ đài. Hình của Hồn Việt)
Ba nhân vật chính của Ban Tổ Chức Tang Lễ TTT là Trúc Hồ, Lâm Tường Dũ và Du Miên càng lúc càng phờ phạc ra thêm. Ở bên ngoài cửa nhà quàn, có ghi hàng chữ lớn: “ Xin Phép Không Nhận Phúng Điếu” của ban tổ chức. Có người nói nhỏ với nhau, nếu mà nhận phúng điếu chắc chắn là sẽ có một số tiền lớn. Nhưng mà nhận tiền làm gì lúc này? Tên tuổi lẫy lừng của nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng đã không mang lại đủ tiền bạc để trang trải cho một đời sống rất trong sạch, giản dị của ông. Từ nhiều năm trước, ông đã ngồi một mình nơi nhà trọ, để âm thầm sáng tác với những nốt nhạc nhảy múa xung quanh ông. Ông đã làm việc cho nhiều người khác, nhưng không bao giờ ông cho biết đang cần thứ gì cho bản thân ông.
Như vậy thì tất cả những phí tổn cho tang lễ này là do ai bỏ ra? Được biết, người đứng ra chịu chi phí tang lễ này là nhạc sĩ Trúc Hồ, người bạn vong niên, tri kỷ nhất của ông trong gần mười năm sinh hoạt chung với nhau.
*Niên biểu cuộc đời Trầm Tử Thiêng: (1937-2000)
-1937: Trầm Tử Thiêng chào đời ngày 1-10 (tên thật là Nguyễn Văn Lợi), tại Đại Lộc, Quảng Nam.
-1943-1949: Học tiểu học ở trường làng. Bắt đầu ca hát ở thôn quê lúc 10 tuổi trong thời kháng Pháp.
-1950-1957: Vào miền Nam học Trung Học và tốt nghiệp trường Cao Đẳng Sư Phạm.
-1954-1955: Làm thơ viết văn với bút hiệu Tô Lãm, Đức Lợi.
-1955-1957: Tham gia ban văn nghệ phong trào Truyền Bá Chữ Quốc Ngữ. Sinh hoạt trong các ban nhạc ở Sài Gòn, hát nhạc hài hước do ông sáng tác (biệt hiệu Hữu Lợi) và của Trần Văn Trạch. Sáng tác nhiều bài tình ca nhưng chưa cho phổ biến.
-1958: Bắt đầu đi dạy học, tiếp tục hoạt động văn nghệ.
-1960: Bắt đầu cho phổ biến những ca khúc dưới tên Trầm Tử Thiêng qua loạt bài viết cho tình yêu được nhiều người chú ý "Tình Ca Dọc Đường" với những bài hát tuyệt vời như "Tưởng Niệm", "Hối Tiếc", "Mộng Sầu", "Người Mang Tên Cô Đơn", "Bài Hương Ca Vô Tận".. .
-1966: Lên đường nhập ngủ vào QLVNCH. Sáng tác nhiều ca khúc cho tân binh ở quân trường như “Giọt Mưa Trên Poncho”, “Quân Trường Vang Tiếng Gọi”, “Đêm Di Hành”…
-1967: Về phục vụ tại phòng Văn Nghệ Cục Tâm Lý Chiến chung với các nhạc sĩ Anh Việt Thu, Trương Hoàng Xuân, Đỗ Kim Bảng, Lam Phương và Duy Khánh. Trong thời gian này, ông sáng tác nhiều ca khúc ghi lại những mốc điểm quan trọng của cuộc chiến khốc liệt mà điển hình là bài "Chuyện Một Chiếc Cầu Đã Gãy" sau biến cố Tết Mậu Thân 1968 và "Đưa Em Vào Hạ" giữa mùa hè đỏ lửa 1972. Trong một số ca khúc sáng tác cho Cục Chính Huấn QLVNCH, ông đã ký tên Anh Nam.
-1970, Được biệt phái về Trung Tâm Học Liệu thuộc Bộ Giáo Dục để phụ trách ban Phát Thanh Học Đường. Trong thời gian này, ông sáng tác rất nhiều bài hát cho thiếu nhi và đã cùng nhạc sĩ Nhật Ngân thực hiện tập nhạc và băng nhạc "Hãy Hát Lên Tuổi Thơ". Sáng tác “Tôn Nữ Còn Buồn” nói về trận bão lụt ở miền Trung. Tham gia Phong Trào Du Ca.
-Sau 30/4/1975, ông bị liệt kê trong danh sách "nhạc sĩ phản động" nên cuộc sống bất an từng ngày. Ông tìm đường vượt biên nhiều lần nhưng đều thất bại và bị bắt ở tù trên một năm tại Cà Mau. Trong thời gian ở lại quê hương, ông đã sáng tác nhiều ca khúc gửi ra hải ngoại như "Gửi Em Hành Lý", "Dứt Bão Bắt Đầu Nước Mắt", "Hành Ca Trên Nông Trường Oan Nghiệt".
-1985, ông vượt thoát tới đảo Galang, Nam Dương (Indonesia) và được ca sĩ Thanh Thúy bảo lãnh vào Mỹ. Sau đó ông định cư ở nam California luôn.
-1986-1990: Cộng tác với Trung Tâm Hollywood Night của Trần Thăng với những sáng tác cho nhiều chủ đề đặc biệt như “Một Đời Áo Mẹ Áo Cha”, Lưu Vong Khúc Của Người Việt Nam …”. Sáng tác “Đêm Nhớ Về Sài Gòn” (1987)
-1991: Hợp soạn với Trúc Hồ để sáng tác bài “Cơn Mưa Hạ” và nhiều ca khúc nổi tiếng khác sau này.
-1992-2000: Cộng tác mật thiết với Trung Tâm Asia trong việc sáng tác và cho phổ biến những bài hát như “Cám Ơn Anh”, “Tình Đầu Một Thời Áo Trắng”, “Bên Em Đang Có Ta ”(1993), “Có Tin Vui Giữa Giờ Tuyệt Vọng” (1996), “Hẹn Em Năm 2000”…Thời gian này ông tham gia rất nhiều hoạt động xã hội, quyên góp để giúp cho các trẻ em không thân nhân ở trại tỵ nạn, cùng các nghệ sĩ viếng thăm Làng Việt Nam ở bên Phi Luật Tân…
-1996-2000: Cố vấn cho ban chấp hành Hội Ký Giả VN Hải Ngoại (2 nhiệm kỳ)
-1999: Cùng các bạn sáng lập Thư Viện VN tại Little Saigon.
-2000 : Trầm Tử Thiêng qua đời vào ngày 25 tháng 1 tại bịnh viện Anaheim West Medical Center, California, Hoa Kỳ.
*Những giòng nhạc và giòng đời của Trúc Hồ:
Đã bảy năm trôi qua kể từ khi người bạn vong niên nằm xuống, nhạc sĩ Trúc Hồ vẫn đang tiếp bước cuộc hành trình mà anh đã từng đi chung với cố nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng. Đó là những sáng tác riêng của anh sau này như “Hành Trình Ba Mươi Năm” viết cho chủ đề video ca nhạc Asia vào năm 2005. Những lời ca và giai điệu đặc sắc này của Trúc Hồ cho thấy anh đã thành công trong việc sáng tác những bài hát mở màn và kết thúc dành để hợp ca ở các chương trình ca nhạc Asia. Mười lăm năm về trước, anh đã gặp khó khăn trong việc soạn lời ca với những ý tưởng và giai điệu mới mẻ của anh, nên anh đã hợp tác với nhạc sĩ, thi sĩ Trầm Tử Thiêng để cho ra đời những tuyệt phẩm. Giờ đây sáng tác một mình, anh vẫn tiếp tục viết những lời ca mang âm hưởng của Trầm Tử Thiêng như là “hành trình tiếp nối” liên tục không hề mệt mõi. Nhân sinh quan trong sáng và tình cảm dạt dào của Trúc Hồ dành cho quê hương dân tộc theo những “bước chân Việt Nam” của anh vẫn hiện diện nơi nhiều ca khúc vừa sáng tác trong những năm gần đây.
Nhìn lại gia tài sáng tác và những dự án của Trúc Hồ trong vòng 20 năm nay, thấy không biết bao nhiêu mà kể, vì có nhiều bài hát của anh vẫn chưa được phổ biến. Như nhận xét của nhà báo kỳ cựu Trường Kỳ trong một bài viết trước kia:
“Là một tên tuổi nổi bật trong số những nhạc sĩ sáng tác và soạn hoà âm người Việt ở hải ngoại đại diện cho thế hệ trẻ hấp thụ nền âm nhạc Âu Tây, nên những giai điệu và tiết điệu trong các bài hát của Trúc Hồ cũng có sắc thái trẻ trung, mới lạ phù hợp với sở thích của giới trẻ Việt Nam trưởng thành nơi hải ngoại nhưng vẫn còn tha thiết với quê hương. Tên thật là Trương Anh Hùng, sanh năm 1964 tại Sài Gòn, nhạc sĩ Trúc Hồ đã mang trong mình giòng máu nhạc sĩ di truyền từ người cha là nhạc sĩ Trúc Giang. Anh đã làm quen với âm nhạc từ khi còn rất nhỏ dưới sự chỉ dạy của phụ thân ở lớp dạy nhạc của ông. Sau đó anh học thêm nhạc với các nhạc sĩ nổi tiếng khác như Nghiêm Phú Phi, Bảo Chấn, Trần Văn Tính, Ngô Thùy, Nguyễn Văn Dung.v.v.."
Thuở nhỏ, trong nhiều lần về thăm quê nội ở Bến Tre (trước kia có tên là tỉnh lỵ Trúc Giang của tỉnh Kiến Hòa), anh đã nhiều lần làm quen với những dòng sông tuổi nhỏ, những vườn dừa và vô số tre trúc mọc cạnh bờ hồ, mé sông, kinh rạch của miền Tây trù phú. Theo quan niệm nho học Đông phương, tre trúc cũng là biểu tượng cho sự ngay thẳng của người quân tử, nên có lẽ vì vậy gia đình anh đã chọn những nghệ danh bắt đầu bằng chữ Trúc như nhạc sĩ Trúc Giang (tên thật Trương Vĩnh Nghĩnh, sanh năm 1935), Trúc Hồ, Trúc Sinh, Trúc Đại (em út).
Sáng tác đầu tay của Trúc Hồ là bài hát “Dòng sông Kỷ Niệm” được viết ra vài tháng trước khi anh vượt biên rời khỏi nước vào năm 1981, khi vừa tròn 16 tuổi để ghi dấu một chuyện tình với người con gái của mối tình đầu đã ngậm ngùi chia tay mỗi người một ngã. Trước đó anh đã tìm cách "vượt sóng" để rời khỏi nước, nhưng cả ba lần đều thất bại. Lần chót khi quyết định "băng rừng" xuyên qua Cam-Bốt để đến Thái Lan bằng đường bộ thì may mắn thành công, nhưng cũng rất gian nan, tưởng đâu đã bỏ mạng giữa rừng. Sau ngày định cư tại Nam California, Trúc Hồ đã hoàn tất năm cuối bậc Trung học và liền theo học cho đến lúc tốt nghiệp lớp sáng tác và piano cổ điển tại trường Golden West và Long Beach. Từ năm 1985-1988 anh cộng tác với các ban nhạc khác nhau và hoạt động trong ca đoàn Hungtinton Beach ở nam California. Những sáng tác tiêu biểu của Trúc Hồ trong thời gian này là Dòng Sông Kỷ Niệm, Nhịp Điệu Tình Yêu, Và Hôm Nay, Tìm Em Trên Phố Lạ, Trái Tim Mùa Đông, Trái Tim Về Đâu, Một Lần Nữa Thôi, Hơi Thở Tình Yêu, Sẽ Hơn Bao Giờ Hết …v..v..
Năm 1990 anh lập gia đình với người bạn gái cùng hoạt động trong ca đoàn là Diệu Quyên và sau này hai người đã có một con gái tên là Trương Ngọc La La và một con trai tên là Trương Anh Lý Bạch. Hiện nay chị Diệu Quyên vẫn là người luôn luôn sát cánh với Trúc Hồ trong tất cả mọi công việc ở Trung Tâm Asia và đài truyền hình SBTN.
Như vậy, ngoài việc nổi tiếng là một nhạc sĩ sáng tác và viết hòa âm, nhạc sĩ Trúc Hồ đã bắt đầu hợp tác với Trung Tâm ca nhạc Asia với vai trò Giám Đốc Âm Nhạc kể từ năm 1989. Anh đã mang đến Trung Tâm Asia nhiều sáng kiến mới lạ để thực hiện những chương trình video có chủ đề thật đặc sắc, mà khởi đầu là video thu hình tại Caesar Palace tại Las Vegas. Sau đó là những chương trình thật giá trị như Thơ và Nhạc, Hoa và Nhạc, Tác Giả Tác Phẩm, Tình Ca Mùa Thu, Trái Tim Mùa Đông, Chiến Tranh Hòa Bình, Những Tình Khúc Thời Chinh Chiến, Mưa, Hành Trình Biển Đông, Tình Đầu Một Thời Áo Trắng, Mùa Hè Rực Rỡ, Âm Nhạc Vòng Quanh Thế Giới, Dạ Vũ Quốc Tế, 75 Năm Âm Nhạc VN, Nhật Trường, Tình Khúc Sau Cuộc Chiến, Lê Minh Bằng, Bốn Mùa …
Vài năm gần đây, công việc chiếm nhiều thời giờ nhất của Trúc Hồ có lẽ là việc điều hành hệ thống Đài Truyền Hình SBTN do anh làm Giám Đốc. Dạo đó, anh đã can đảm bỏ tất cả vốn liếng của gia đình vào việc thành lập đài truyền hình mà chưa biết tương lai sẽ thành công hay không? Nhưng với sự hỗ trợ của rất nhiều những người thân trong gia đình, bạn bè và những cộng tác viên thật nhiệt tình cùng chung chí hướng; càng lúc người ta càng thấy SBTN lớn mạnh thêm lên với phạm vi phát hình đã bao gồm những nước Mỹ, Canada, Úc và sắp sửa phát hình bên Âu Châu. Vì vậy, hàng ngày công việc của Trúc Hồ lại càng bận rộn hơn với những dự án và chương trình hợp tác cùng các hội đoàn để gây quỹ từ thiện và cứu trợ nạn nhân thiên tai bão lụt, sóng thần ..khắp nơi và giúp đỡ những thương phế binh VNCH còn kẹt lại ở quê nhà (Dư âm của đại nhạc hội “Cám Ơn Anh” hồi năm ngoái vẫn còn vang dội khắp nơi). Những công tác từ thiện và đóng góp cho cộng đồng VN hải ngoại của Trúc Hồ không sao kể hết cho được. Đầu năm nay anh lại có sáng kiến kết hợp một số anh chị em nghệ sĩ lại để làm một đêm tưởng niệm những nghệ sĩ quá cố, nhân ngày giỗ của nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng (25-1-2007). Đêm tưởng niệm rất thành công và gây nhiều xúc động. Sắp tới đây, anh sẽ cùng nhiều người khác tham gia chương trình đại nhạc hội để gây quỹ yễm trợ cho việc xây đài tưởng niệm nạn nhân cộng sản vào ngày Công Lý 15 tháng Tư 2007 ở California.
Tóm lại, với một chương trình ca nhạc trực tiếp thu hình cho DVD Asia 54 chủ đề: “Trầm Tử Thiêng – Trúc Hồ” để vinh danh cho hai nhạc sĩ đã có một tình bạn vong niên, tri kỷ với nhau là một việc làm rất có ý nghĩa vào lúc này. Đó cũng là dịp để chúng ta trân trọng và lưu giữ những tác phẩm được sáng tác riêng và chung của hai nhạc sĩ tài danh này. Ngoài ra chương trình này cũng còn là một cơ hội cho mọi người Việt ở trong và ngoài nước, thuộc nhiều thế hệ khác nhau nhưng cùng chung một lòng yêu nhạc, có dịp nhìn lại một cách toàn thể (tuy không đầy đủ) công trình sáng tác tiêu biểu của hai nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng-Trúc Hồ qua những thăng trầm của quê hương suốt nửa thế kỷ dài và đời sống lưu vong hơn ba mươi năm của cộng đồng người Việt khắp nơi.
(30.3.2007)
*Tài liệu tham khảo:
-Tuyển Tập Nghệ Sĩ, Trường Kỳ thực hiện, Montreal, Canada, 1997
-Tác Giả Việt Nam, Lê Bảo Hoàng sưu tập, Songvan, California, USA, 2005
-Tạp chí Hồn Việt Xuân Mậu Dần, No. 172-173, Jan-Feb 1998
-Tạp chí Hồn Việt, No. 198, Mar 2000
-Websites: Xuquang.com, Dactrung.net …